Hàm (function hay procedure) trong lập trình giống như các tế bào trong cơ thể chúng ta vậy. Tổ hợp các hàm theo trật tự nhất định sẽ tạo thành các chức năng.
Để các chức năng hoạt động tốt, hiệu năng cao, ta phải viết hàm sao cho tốt. Đây là một câu chuyện dài, vì tùy theo khả năng tư duy, kinh nghiệm của mỗi người mà sẽ có cách viết hàm khác nhau.
Với những bạn ít kinh nghiệm (mới ra trường hoặc đi làm thời gian ngăn), chúng tôi xin chia sẻ một vài nguyên tắc khi viết hàm, các bạn có thể tham khảo.
Từ nơi này sẽ sinh ra các trường phái và ý tưởng khác nhau trong việc xây dựng một phần mềm, và thế là hàng tá các quy trình phát triển phần mềm được đưa ra.
Tôi nhớ thuở xa xưa, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, hì hục tập viết, … í lộn, tập code, mấy năm trời cắm mặt với lập trình C, nhập xuất ra cái màn hình console với 2 màu đen trắng. Tôi nghĩ mãi, ở các công ty người ta cũng làm ra phần mềm như thế này sao?
Đến năm 3, khi bắt đầu học được các môn “nâng cao”, đại khái như C#, Java, tôi mới thấy hơi hướm của cái phần mềm, vì nó giống giống mấy cái phần mềm tôi vẫn dùng trên windows.
Vậy trên thực tế, người ta làm phần mềm như thế nào? (Thầy dạy môn CNPM – công nghệ phần mềm chắc đau lòng lắm, vì bọn sinh viên vô lớp chỉ biết ngủ, chả nhớ gì)
Học môn công nghệ phần mềm là như này đây
Tôi xin mô tả một cách khái quát cách mà một phần mềm được tạo ra, theo cách nhìn trực quan, đơn giản, không bàn đến các quy trình lằng ngoằng của các công ty. Hy vọng các bạn sinh viên không còn bỡ ngỡ như tôi ngày xưa. Trong các bài tiếp theo, tôi sẽ đi chi tiết các quy trình phát triển phần mềm cụ thể.